- Chuyên đề:
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Suy giảm hormone là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ sau sinh
Mất ngủ sau sinh có khỏi được không?
Có những cách tự nhiên nào giúp điều trị mất ngủ sau sinh?
Mất ngủ sau sinh: 4 nguyên nhân và 8 giải pháp khắc phục
6 cách đơn giản đối phó với chứng mất ngủ sau sinh
Vì sao rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ sau sinh?
Trong thời gian mang thai, cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen và progesterone. Sau sinh, lượng hormone này sẽ điều chỉnh để trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh, sản phụ có thể gặp một số triệu chứng như mất ngủ, khó ngủ sau sinh.
Progesteron có tác động đáng kể tới giấc ngủ. Nó có tác dụng an thần, kích thích các thụ thể benzodiazepine, sau đó kích thích sản xuất các thụ thể GABA liên quan tới giấc ngủ REM. Ngoài ra, progesterone còn tác động lên quá trình thở. Progesterone giúp giảm tình trạng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ và giúp họ ngủ ngon hơn.
Progesterone giúp giảm tình trạng ngưng thở khi ngủ
Tác động của estrogen lên giấc ngủ phức tạp hơn rất nhiều so với progesterone. Estrogen làm tăng chất lượng giấc ngủ REM, từ đó làm giảm số lần thức giấc trong khi ngủ, tăng tổng thời gian ngủ. Ngoài ra, estrogen còn có tác dụng bảo vệ thần kinh, phục hồi các Synap, tăng cường tưới máu não, từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn. Theo các nhà khoa học, nếu nồng độ progesteron và estrogen trong cơ thể đều thấp thì chị em sẽ khó ngủ, và số lần tỉnh ngủ tăng gấp 2 lần so với những người có nồng độ hormone bình thường.
Làm sao để cải thiện tình trạng khó ngủ sau sinh?
Rối loạn nội tiết tố gây mất ngủ, khó ngủ. Ngược lại mất ngủ, khó ngủ cũng làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, khó ngủ sau sinh kéo dài có thể khiến sản phụ bị mất sữa, ít sữa thậm chí trầm cảm sau sinh. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, chị em có thể áp dụng những cách đơn giản sau:
Thay đổi nội tiết tố có thể gây mất ngủ, khó ngủ
Bổ sung magne: Theo các nhà khoa học, bổ sung đủ magne giúp cải thiện giấc ngủ. Nguyên nhân là do magne điều chỉnh việc sản xuất cortisol và ngăn chặn sự hấp thu cortisol vào não. Nó cũng giúp điều chỉnh hormone melatonin (melatonin làm tăng cảm giác buồn ngủ và tạo giấc ngủ sinh lý). Magne cũng liên kết với thụ thể GABA – đây là chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm ức chế hoạt động của dây thần kinh. Đây là chất dẫn truyền thần kinh được sử dụng trong nhiều loại thuốc ngủ.
Thực hiện các thói quen tốt trước khi đi ngủ: Để dễ ngủ hơn, bạn hãy tạo cho mình một số thói quen tốt trước khi đi ngủ như: Đọc sách hoặc nghe nhạc trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa caffeine trước khi đi ngủ như trà, cà phê.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì lịch trình hàng ngày điều độ bao gồm tập thể dục, thời gian làm việc, thời gian thư giãn và chế độ ăn uống. Tránh tập luyện các động tác mạnh gần giờ đi ngủ.
Đọc sách trước khi ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn
Tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ điện thoại, ti vi, máy tính có thể làm cơ thể tiết ra ít hormone melatonin hơn. Do đó, bạn không nên sử dụng các thiết bị này trước khi đi ngủ.
Bổ sung đủ vitamin B6: Bổ sung đủ vitamin B6 để duy trì mức độ cần thiết của progesterone. Nếu thiếu vitamin này, cơ thể sẽ giảm sản xuất progesterone.
Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể: Khi bị khó ngủ, mất ngủ sau sinh, nhiều chị em đã tìm đến thuốc ngủ nhằm chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên, đó chỉ là liệu pháp tức thời, không giải quyết được tận gốc chứng bệnh trên.
Để cải thiện tình trạng trên một cách triệt để, chị em nên loại trừ tận gốc thủ phạm gây khó ngủ đó là tình trạng thiếu hụt nội tiết tố estrogen.
Cân bằng nội tiết tố giúp giải quyết tận gốc chứng mất ngủ
Hiện nay, có 2 phương pháp bổ sung nội tiết thường được sử dụng là bổ sung estrogen tổng hợp (liệu pháp hormone thay thế) và bổ sung estrogen có nguồn gốc từ thực vật.
- Liệu pháp hormone thay thế: Liệu pháp này có tác dụng nhanh nhưng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tăng nguy cơ quá sản nội mạc tử cung, nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Do đó, khi áp dụng phương pháp này cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ.
- Bổ sung estrogen có nguồn gốc thảo dược (hay còn gọi là phytoestrogen): Theo các nhà khoa học, isoflavone trong tinh chất mầm đậu nành có tác dụng tương tự như hormone estrogen nên nó có khả năng bù đắp sự thiếu hụt estrogen của cơ thể một cách hiệu quả và đặc biệt là nó có thể đào thải nếu dư thừa.
Hiện nay, thực phẩm từ mầm đậu nành khá đa dạng như giá, bột mầm đậu nành, sữa mầm đậu nành… Tuy nhiên, hoạt chất isoflavone trong các sản phầm này thường khó hấp thụ. Do vậy, bạn nên bổ sung thêm các lợi khuẩn khi dùng isoflavone để tăng cường hiệu quả.
Thanh Tú H+
Gợi ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe Y Xuân: Cân bằng nội tiết - Duy trì tuổi xuân
Thành phần: Mỗi viên nang chứa Lactobacillus acidophilus và Lactobacillus rhamnosus ≥ 108 CFU, cao Đương quy 40mg, cao Thục địa 40mg, cao Bạch thược 25mg, cao Xuyên khung 25mg, Alpha Lipoic Acid 25mg, Soy Isoflavones 25mg, Selen 5 µg.
Công dụng: Bổ huyết, hỗ trợ cân bằng nội tiếttố, giúp chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Đối tượng sử dụng: phụ nữ trên 18 tuổi; phụ nữ suy giảm nội tiết tố; Phụ nữ sau sinh, sau sảy thai, cơ thể suy nhược; Phụ nữ thiếu máu, kinh nguyệt không đều, da xanh xao, da dẻ xấu, gầy khô, thiếu sức sống.
XNQC: 01898/2017/ATTP-XNQC
Webstite: http://yxuan-tredep.vn/
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn